VĂN HÓA-XÃ HỘI
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 – 1/5/2023)
20/04/2023 10:27:21

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 – 1/5/2023)

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
KỶ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
(30/4/1975 - 30/4/2023) VÀ 137 NĂM NGÀY QUỐC TẾ
LAO ĐỘNG (1/5/1886 – 1/5/2023)
I. CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ, CHIẾN CÔNG OANH LIỆT CỦA SỰ
NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN
NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT
1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Trên thế giới, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ có tiềm lực rất
mạnh, nổi lên cầm đầu phe đế quốc, hiếu chiến và âm mưu bá chủ thế giới,
từngbước khẳng định sự có mặt ở Đông Dương. Sau thất bại của thực dân Pháp ở
ĐiệnBiên Phủ, chủ nghĩa thực dân cũ sụp đổ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam
ViệtNam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Lúc nàytrên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống đối đầu gay gắt bằng cuộc
“chiếntranh lạnh” và chạy đua vũ trang quyết liệt.Hệ thống chủ nghĩa xã hội
(XHCN),phong trào công nhân ở các nước tư bản, phong trào giải phóng dân tộc
ở khắp nơi trên thế giới dâng cao.
Trong nước, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được
giải phóng và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn dưới
áchthống trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhấtđất nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân tộc ta.
2. Những bước phát triển của cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta trải qua gần 21
năm,là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt.Đảng và
Nhândân ta phải đấu trí và đấu sức chống Đế quốc Mỹ có tiềm lực về khoc học -
kinh tế- quân sự.Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai
đoạn, phảiđối phó lần lượt với các kế hoạch, chiến lược của đế quốc Mỹ.
Giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960:
Đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại
bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.
Những chiến thắng oanh liệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà
đỉnh cao làChiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ phảiký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Việt Nam vàĐông Dương, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của ViệtNam, Campuchia và Lào. Nhưng với những mưu đồ đã dự tính từ
trước, đế quốcMỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp, gạt bỏ
những thế lực taysai của Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm,
thực hiện chính sáchthực dân mới, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta. Chính
2 2
quyền Mỹ - Diệm tậptrung thực hiện biện pháp “tố cộng”, “diệt cộng” đàn áp,
khủng bố phong trào yêunước, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ
sở cách mạng ở miền Nam,ban hành Luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng
pháp luật”, biến cả miền Namthành nơi tràn ngập nhà tù, trại giam, trại tập trung.
Cách mạng miền Nam bị dìmtrong biển máu.
Đứng trước tình thế mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân
và dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là cách mạng
xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của
cách mạngcả nước. Hai là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
nhằm giải phóngmiền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực
hiện thống nhất nướcnhà. Thực hiện nhiệm vụ trên, miền Bắc tích cực triển khai
những công việc bộn bềsau chiến tranh, nhanh chóng tổ chức cuộc sống mới.
Trong ba năm (1958-1960),chúng ta đã hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo
XHCN, căn bản xoá bỏ chế độbóc lột, bước đầu xây dựng, phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội theo con đường đilên CNXH, chuẩn bị một số nội dung cho cách
mạng cả nước trong giai đoạn mới.
Ở miền Nam, cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt, nhưng đại
bộ phậnNhân dân vẫn một lòng theo Đảng, bất khuất chống áp bức, khủng bố,
bảo vệ lựclượng cách mạng. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời, xác
định rõ mụctiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiến lược
của cách mạnghai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản
ánh đúng nhu cầucủa lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách
mạng miền Nam; địnhhướng và động viên Nhân dân miền Nam vùng lên đấu
tranh, tạo ra phong tràoĐồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách
mạng miền Nam, làm tan rãhàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.
Giai đoạn từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965:
Giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Từ cuối năm 1960, đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược,
chuyểnsang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đối phó với cách mạng miền Nam.
Đó làchiến lược dùng quân đội ngụy tay sai làm công cụ tiến hành chiến tranh,
càn quét,dồn dân vào ấp chiến lược, đưa 10 triệu nông dân miền Nam vào các
trại tập trung,tách lực lượng cách mạng ra khỏi Nhân dân. Cuộc đấu tranh của
Nhân dân miềnNam chuyển sang giai đoạn mới, từ khởi nghĩa từng phần lên
chiến tranh cáchmạng, kết hợp song song cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị, đánh địchbằng cả ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược, làm
phá sản chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai. Trên miền
Bắc, các mặt trận kinhtế, văn hóa, an ninh quốc phòng đều có bước phát triển
mới. Quân và dân miền Bắcthực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, vừa sản xuất
vừa sẵn sàng chiến đấu và chiviện cho miền Nam.
3 3
Giai đoạn từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968:
Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc phá hoại
bằng khôngquân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.Trước nguy cơ phá sản của
“Chiến tranhđặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục
bộ”, sử dụng quânđội Mỹ là lực lượng cơ động chủ yếu tiêu diệt bộ đội chủ lực
ta; dùng ngụy quân,ngụy quyền để bình định, kìm kẹp Nhân dân, âm mưu đánh
bại cách mạng miềnNam trong vòng 25 đến 30 tháng (từ giữa 1965 đến hết
1967), đẩy mạnh chiếntranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.
Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã đánh thắng quân xâm
lược Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng vừa đổ bộ vào. Tiếp theo những trận
thắng oanhliệt ở Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme, Đất Cuốc, Bầu Bàng, ta lại
đánh bại ba cuộchành quân lớn của Mỹ vào miền Đông Nam Bộ, đánh thắng lớn
ở các chiến trườngTây Nguyên, miền Tây khu V, Đường 9, đồng bằng Nam Bộ
và các mục tiêu chủyếu của địch ở các thành phố lớn. Quân dân miền Bắc tiếp
tục đánh trả cuộc tiếncông của Mỹ bằng không quân và hải quân, giành những
thắng lợi lớn, bảo đảmgiao thông thông suốt, chi viện sức người, sức của ngày
càng lớn cho miền Nam.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968 đã giáng một đòn quyếtđịnh vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ, buộc chúng phải xuốngthang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán
với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta
bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1973:
Phát huy sức mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào, Campuchia,
làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại cuộc
chiếntranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế
mạnhtrong đàm phán. Đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”,từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Lào. Thủ đoạn xảo
quyệt của Mỹlà thực hiện chiến tranh hủy diệt và chiến tranh giành dân, chiến
tranh bóp nghẹt đểlàm suy yếu cuộc kháng chiến của Nhân dân ta trên cả hai
miền Nam - Bắc. Quânvà dân ta phối hợp với quân, dân hai nước Lào,
Campuchia đánh bại một bướcquan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”. Những thắng lợi của chiếntranh cách mạng ba nước Đông Dương trong
hai năm 1970-1971 đã tạo thuận lợicho cuộc kháng chiến chống Mỹ vào Hà Nội
và Hải Phòng và các thành phố, cáctrung tâm, khu công nghiệp lớn miền Bắc
(tháng 12/1972), cứu nước của Nhân dânta. Nhờ chuẩn bị tốt lực lượng, nhằm
đúng thời cơ, quân và dân ta đã liên tiếp giànhthắng lợi lớn trên chiến trường,
nhất là cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đánhbại cuộc chiến tranh phá hoại
lần thứ hai ở miền Bắc, nổi bật là đánh thắng cuộc tậpkích chiến lược bằng máy
4 4
bay B52 của Mỹ, làm thay đổi cục diện chiến trường, cụcdiện chiến tranh. Trong
đàm phán, chúng ta cũng khôn khéo tiến công địch, phốihợp chặt chẽ giữa “đánh
và đàm”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút hết quânMỹ và quân các nước chư
hầu ra khỏi miền Nam. So sánh lực lượng thay đổi hẳn,có lợi cho ta, tạo điều
kiện cơ bản nhất để ta giành thắng lợi cuối cùng.
Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975:
Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứunước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi ký Hiệp
địnhPari, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu
dùngngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở
miềnNam Việt Nam. Mỹ tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh
cho ngụylấn đất, giành dân, khống chế nhân dân, thực hiện các hoạt động ngoại
giao xảoquyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng
5/1973, xuthế chống phá Hiệp định Pari của địch ngày càng tăng.Chúng điên
cuồng đánh pháhòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách
mạng.
Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con
đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn
cho haimiền Nam - Bắc. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân
ta ở miềnNam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành được
thắng lợi. Tangày càng mạnh lên, ngụy ngày càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm
vào khủnghoảng nội bộ. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu
Quân đội nhândân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền
Nam trong hai năm1975-1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong
năm 1975. Thắng lợitoàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến
thắng Phước Longcuối năm 1974 - đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu
của quân ngụy SàiGòn và khả năng Mỹ khó quay lại Việt Nam. Đảng ta nhận
định thời cơ giải phónghoàn toàn miền Nam đã đến.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 4/3
bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá
đánhchiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế
- ĐàNẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc
vào ngày30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị và
quân sự, quânvà dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc 21 năm kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Ý nghĩa lịch sử
- Đối với Việt Nam: Thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
5 5
giảiphóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào
hùngvà chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân
tộc.Nhân dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến
bộ;kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho
đấtnước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và
mới trênđất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa
đất nước tabước vào kỷ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
- Đối với thế giới: Thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp
phầnthúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập
dântộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang
tiếnhành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc; mở đầu sự phá
sảncủa chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi
Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Hai là, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đã phát huy truyền
thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, đi
theoBác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì
độc lậptự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền con người.
Ba là, cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một
lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Bốn là, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành
sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Năm là, đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân
Campuchia; đoàn kết quốc tế.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn,sáng tạo, phù hợp với
đặc điểm của cách mạng Việt Nam.
Thứ hai: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
Thứ ba: Vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh
cáchmạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự
chiếntranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến
tranhnhân dân Việt Nam.
Thứ tư: Chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh
cách mạng và nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành những thắng lợi quyết định.
6 6
Thứ năm: Phải luôn luôn chú trọng xây dựng Đảng trong mọi hoàn cảnh,
nâng cao sức chiến đấu và phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng.
II. LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 VÀ
CÁCHOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG TẠI VIỆT NAM.
1. Lịch sử và ý nghĩa Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn độc quyền,
sản xuất công nghiệp tăng nhanh; ở một số nước như Anh, Pháp, Đức,
Mỹ...pháttriển mạnh mẽ. Cùng với những bước tiến của nền kinh tế tư bản, giai
cấp tư sảntăng cường bóc lột và bần cùng hóa công nhân lao động; mâu thuẫn
giai cấp ngàycàng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với
giai cấp tư sảndiễn ra với quy mô ngày càng lớn.
Trong cuộc đấu tranh đó, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng.
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, C.Mác coi việc rút ngắn thời gian
laođộng là một nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất
củaQuốc tế I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh đòi ngày
làmviệc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng.Khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ” sớm
xuấthiện ở một số nơi của nước Anh - nước có nền công nghiệp phát triển sớm
nhất thếgiới. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Nước Mỹ, từ một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào châu Âu,
đã mở rộng sản suất, nhanh chóng phát triển trở thành nước công nghiệp hàng
đầu thếgiới. Thành phố Chi-ca-gô trở thành trung tâm thương nghiệp của Mỹ.
Nước Mỹlao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản quyết liệt. Các guồng máy
chạy hết côngsuất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi
ngày từ 14 – 18giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng
đồng lương chỉ bằng1/2 nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải
làm việc 12 giờ/ngày.
Ngày 1/5/1886, tại thành phố Chi-ca-gô (Mỹ), hưởng ứng lời kêu gọi của
“Liên đoàn lao động Mỹ”, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành
bãi công,tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà
máy làmviệc). Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của
giai cấp côngnhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Cuộc đấu tranh vì
mục tiêu dân sinh,dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo
được sự hưởng ứng,ủng hộ mạnh mẽ của công nhân khắp nước Mỹ lên tiếng ủng
hộ yêu sách của côngnhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà
Lan…tổ chức nhiều cuộcmít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.
Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay
trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại
biểucủa giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn
7 7
kếtđấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành
ngày Quốc tế Lao động.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, ngày 1/5/1890 lần đầu tiên,
Ngày Quốc tế Lao động được kỷ niệm với quy mô thế giới. Công nhân ở các
nước Mỹ,Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Ý và
nhiều nước kháctiến hành bãi công, mít tinh, xuống đường biểu tình mang theo
biểu ngữ “Ngày làm8 giờ”, “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã trở thành ngày Lễ tại nhiều quốc gia trên
thế giới, dành để tôn vinh lao động và gây dựng đoàn kết lao động trên thế giới;
làngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, ngày
đoànkết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu
tranh vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Việt Nam
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch
Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam, giúp công
nhân laođộng (CNLĐ) Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công
đoàn thếgiới, nhất là về Cách mạng Tháng Mười Nga và Ngày Quốc tế Lao động
1/5. Ngày1/5/1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công
nhân Đà Nẵngbiểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô - Viết.
Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.Ngay trong Cương lĩnh
đầu tiên, Đảng xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (GCCN)
Việt Namlà giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh công -
nông. Phongtrào đấu tranh ngày 1/5/1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng
1930 - 1931. Lầnđầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn, vận động
của Công hội đỏ, côngnhân cùng nông dân mít tinh biểu tình kỷ niệm Ngày
Quốc tế Lao động 1/5, đấutranh đòi quyền lợi, bày tỏ tình đoàn kết với CNLĐ
thế giới.
Ngày 18/2/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 22c quy định ngày 1/5 là một
trong những ngày lễ chính thức của nước ta.Ngày 29/4/1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc
lệnh số56 quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động
1/5.Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động 1/5
đượctổ chức kỷ niệm trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân
laođộng. Từ đó, Ngày Quốc tế Lao động (1/5) hằng năm là một trong những ngày
lễlớn của đất nước, ngày hội của GCCN và nhân dân lao động Việt Nam.
Ngày 1/5/1951, trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc tế Lao động, Bác Hồ
xác định “Trọng tâm thi đua là: Quân đội thi đua giết giặc lập công. Công nhân
thi đuatăng gia sản xuất. Nông dân thi đua sản xuất lương thực. Trí thức thi đua
sáng tác,phát minh. Cán bộ thi đua cần, kiệm, liêm, chính. Toàn dân thi đua tích
8 8
cực thamgia kháng chiến”. Ngày 1/5/1958, Bác đưa ra “Lời kêu gọi nhân Ngày
Quốc tế Laođộng” khẳng định: “Hôm nay, cùng với nhân dân lao động toàn thế
giới, chúng tanhiệt liệt chào mừng Ngày 1/5 trong lòng đầy tin tưởng và phấn
khởi quyết tâmvượt mọi khó khăn, tiến lên làm tròn những nhiệm vụ mới...”.
Ngày 1/5/1964, nhânNgày Quốc tế Lao động, Bác gửi điện khen ngợi thanh niên
trên công trường khôiphục đường sắt Thanh Hoá - Vinh, trong đó có việc xây lại
Cầu Hàm Rồng.
Kể từ sau năm 1975, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Việt Nam
ngày càng có ý nghĩa khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm Ngày Chiến
thắng 30/4.Đây là dịp giai cấp công nhân và nhân dân lao động cả nước ôn lại
truyền thốngđấu tranh chống ngoại xâm; sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi
đua yêu nước đểbày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí
Minh - lãnh tụ vĩ đạicủa dân tộc ta. Người đã có công lao rất to lớn giúp nhân
dân ta ý thức được ýnghĩa lịch sử và tác động của việc kỷ niệm Ngày Quốc tế
Lao động 1/5, từ đó càngthêm quyết tâm đi theo con đường cách mạng do Đảng
và Bác kính yêu đã lựachọn, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
II. ĐÓNG GÓP CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN, TỔ CHỨC CÔNG
ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
1. Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929)
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam, đánh dấu
bằng sự kiện đổ quân lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Mục đích của chúng
làchiếm Việt Nam làm thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài nguyên và bóc
lộtnhân công rẻ mạt; chiếm Việt Nam làm căn cứ quân sự của Pháp tại vùng
Đông Nam Á.
GCCN Việt Nam ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp, tính đến năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp
tưbản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó 5,3 vạn thợ mỏ; 8,6 vạn công nhân
cácngành công, thương nghiệp; 8,1 vạn công nhân các đồn điền.
Có áp bức, có đấu tranh.Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề, công nhân Việt
Nam đã đấu tranh chống lại.Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh thời kỳ này
vẫn còntản mạn và mang tính tự phát, thiếu tổ chức và lãnh đạo.
Ngày 28/7/1929, theo quyết định của Đông Dương Cộng sản Đảng,
Nguyễn Đức Cảnh triệu tập hội nghị đại biểu Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất,
họp tại ngôinhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị nhất trí thông qua chương
trình, điều lệ vàphương hướng hoạt động, bầu Ban Chấp hành lâm thời do
Nguyễn Đức Cảnh phụtrách.
9 9
Ngày 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ
chức cộng sản Đảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng nòng cốt là
hội viên Công hội đỏ Bắc Kỳ.
2. Phong trào công nhân và hoạt động Công hội đỏ trong những năm
(1930 – 1945)
Đầu năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế các nước tư bản đã ảnh hưởng
trựctiếp đến nước Pháp.Chính quyền thuộc địa trút mọi hậu quả lên đầu nhân dân
ViệtNam.Đời sống của GCCN vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn thêm. Trước
tìnhhình đó, Công hội đỏ đã lãnh đạo công nhân lao động đấu tranh trong cao
trào cáchmạng 1930 - 1931, với trận ra quân đầu tiên của công nhân Nhà máy Xe
lửa TràngThi (Hà Nội), Nhà máy cưa, Nhà máy Diêm Bến Thủy (TP. Vinh -
Nghệ An) đúngvào ngày 01/5/1930. Phong trào cách mạng dâng cao, bộ máy
chính quyền của đếquốc và phong kiến ở nhiều vùng nông thôn bị tan rã hoặc tê
liệt, tổ chức Nông hộiđỏ quản lý, điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Lần
đầu tiên tại Việt Nam, đãxuất hiện một hình thức chính quyền mới, chính quyền
của những người lao động -chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh. Xô viết Nghệ Tĩnh
để lại cho GCCN những bàihọc quý giá về giành và xây dựng chính quyền cách
mạng công nông.
Những năm 1932 - 1935, phong trào cách mạng của GCCN Việt Nam bị
thực dân Pháp đàn áp dã man, hầu hết số cán bộ Đảng và Công hội đỏ đều bị
địch bắt, khiếncho mối liên lạc giữa Đảng và quần chúng, giữa Công hội đỏ và
phong trào côngnhân tưởng như bị đứt đoạn. Thêm vào đó, tình trạng khủng
hoảng kinh tế vẫn rấttrầm trọng và kéo dài, làm cho tám vạn người thất nghiệp,
tình cảnh GCCN càngthêm điêu đứng, cực khổ. Nhờ sự lỗ lực kiên cường của
cán bộ, hội viên và nhiệttình cách mạng của GCCN, phong trào cách mạng trong
cả nước bắt đầu hồi phục.
Từ 1936 - 1939, là thời kỳ vận động cách mạng sôi nổi và thắng lợi chưa
từng thấy dưới thời Pháp thống trị, nhằm đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình
của GCCNViệt Nam. Hàng trăm cuộc bãi công của công nhân do các hội Ái hữu
tổ chức đãdành được thắng lợi, buộc chính quyền thực dân phải ban hành nhiều
thông tư, nghịđịnh hứu giải quyết các yêu cầu thiết thực của công nhân như tăng
lương, giảm giờlàm từ 10 giờ/ngày xuống 8 giờ/ngày kể từ ngày 1/1/1938 và bảo
đảm nhiều quyềntự do dân chủ khác. Điển hình là cuộc bãi công của 3 vạn công
nhân khu mỏ thanHòn Gai (11/1936); công nhân xe lửa tuyến Vinh - Dĩ An
(1937); cuộc biểu dươnglực lượng của 3 vạn công nhân, lao động Hà Nội trong
ngày 1/5/1938.
Ngày 01/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu đưa loài người
vào một thảm họa mới. Lợi dụng tình thế chiến tranh, các đề quốc Anh, Pháp,
càngmạnh tay bóp nghẹt phong trào dân chủ trong nước và thực hiện chính sách
10
10
hà khắcđối với các nước thuộc địa. Ngày 28/9/1939, toàn quyền Đông Dương ra
nghị địnhcấm mọi hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tuyên truyền cộng sản, lưu
hành, tàngtrữ mọi tài liệu của cộng sản, giải tán các hội Ái hữu, Nghiệp đoàn.
Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.Mặt
trậnViệt Minh được thành lập, các hội quần chúng trở thành hội cứu quốc. Mặc
dù bịđịch đàn áp dã man, nhưng với tinh thần cách mạng, GCCN và Hội công
nhân cứuquốc vẫn phát triển phong trào trên các địa bàn trọng yếu (Hà Nội, Hải
Phòng, NamĐịnh, Hòn Gai, Sài Gòn...).
Từ tháng 5/1945, GCCN tham gia phong trào đấu tranh chính trị kết hợp
đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng của
nhândân. Để tăng cường cung cấp vũ khí cho cách mạng, hội viên công nhân cứu
quốc ởnhiều xí nghiệp đã lấy nguyên vật liệu của nhà máy để chế tạo vũ khí,
trang bị chocác tổ tự vệ chiến đấu.
Ngày 2/9/1945, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng, đứng
đầu Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, GCCN đã trở thành lực lượng nòng cốt, cùng
vớinhân dân cả nước đứng lên dành chính quyền, làm nên cuộc Cách
mạng thángTám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -
Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
3. Phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn, vừa phát
triển kinh tế, xã hội, vừa chống giặc ngoại xâm.Công nhân đã tham gia chiến
đấubảo vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi công, bãi thị
và tiếncông phá hoại các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp trên địa
bàn.
Để thống nhất về tổ chức trên phạm vi cả nước, 20/6/1946, tại số nhà 51
Hàng Bồ (Hà Nội), Hội nghị cán bộ cứu quốc được triệu tập. Tại Hội nghị này,
Hộicông nhân cứu quốc được đổi thành “Công đoàn” và quyết định thành lập
TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 20/7/1946, Tổng Liên đoàn Lao động
ViệtNam tuyên bố chính thức được thành lập và trọng thể ra mắt quần chúng lao
độngtrong cả nước tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Đây là một sự kiện có ý
nghĩa tolớn, đánh dấu sự trưởng thành của GCCN, phong trào công nhân và tổ
chức Côngđoàn Việt Nam.
Ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục chỉ đạo công nhân thực hiện nhiệm vụ
xâydựng các cơ sở sản xuất vũ khí. Công đoàn Việt Nam đã động viên công
nhân, viênchức cùng lực lượng vũ trang tham gia kháng chiến chống Pháp. Chỉ
11
11
trong mấyngày đầu, hơn 3.230 công nhân ở nhiều địa phương và các ngành đã
tham gia vậnchuyển gần 7 nghìn tấn máy móc đến nơi an toàn.
Sau Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
đãphối hợp với Bộ Quốc phòng vận động, tổ chức phong trào thi đua sản xuất vũ
khí.Năm 1948, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động phong trào “Tăng
giasản xuất vũ khí”, “Tăng gia sản xuất, tự túc ăn mặc”, hưởng ứng phong trào
“Thiđua tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công” trong công nhân quân giới.
Ngày20/7/1949, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động phong trào thi
đua “Tíchcực chuẩn bị tổng phản công” nhằm động viên toàn thể công nhân
hoàn thànhnhiệm vụ, phục vụ chiến đấu. Được sự tổ chức, động viên kịp thời của
các cấpCông đoàn, năm 1950, công nhân đã sản xuất được trên 350 nghìn nông
cụ các loại,200 máy bơm nước, 40 xe đạp nước cung cấp cho nông nghiệp. Tính
đến tháng11/1950, CNLĐ vùng tự do đã quyên góp, ủng hộ cho Nhà nước
1.076.000 đồng.Ủng hộ nhân dân vùng bị nạn và bộ đội 16.000 bộ quần áo,
6.000 chiếc ba lô, 1.200áo trấn thủ…Cùng với việc đẩy mạnh phong trào thi đua
sản xuất, Công đoàn cáccấp còn coi trọng việc vận động tăng gia cải thiện đời
sống, làm tốt công tác vănhóa, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt cho
CNVCLĐ. Trong vùng địch tạmchiếm, Công đoàn đã bám lấy cơ sở, tuyên
truyền giác ngộ công nhân, lao động,xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn,
đẩy mạnh đấu tranh kinh tế, chính trị,góp phần làm suy yếu địch.
Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
đã tích cực vận động GCCN cùng với giai cấp nông dân (GCND) xây dựng
đượckhối liên minh công nông vững chắc, làm nòng cốt xây dựng và củng cố
chínhquyền nhân dân. Công đoàn Việt Nam đã góp phần tích cực vào chiến
thắng ĐiệnBiên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc vẻ vang 9
năm khángchiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ và anh dũng của dân
tộc Việt Nam.
4. Phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong những năm
xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1954 – 1975)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền,
miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ
nghĩaxã hội (CNXH), miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên
đoàn Laođộng Việt Nam (khóa I) họp vào tháng 8/1954 đã xác định nhiệm vụ
trọng tâm là“Cần phải động viên, tổ chức đông đảo quần chúng lao động trong
các đô thị thànhmột lực lượng mạnh mẽ làm chỗ dựa tốt nhất, chắc chắn nhất cho
chính quyền tiếnhành công tác tiếp thu, phục hồi sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự
thành phố”.
12
12
Ở miền Bắc tiến hành công cuộc tái thiết đất nước, khó khăn tiếp tục đặt
lên vai người công nhân. Với trách nhiệm chủ nhân của đất nước, đội
ngũ CNVCLĐ đãđẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhờ
vậy chỉ trong thờigian ngắn hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp đã phục
hồi. Qua thực hiệnkế hoạch 5 năm lần thứ nhất, những điển hình trong phong
trào thi đua yêu nướccủa GCCN được lan tỏa, như “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác
xã Thành Công”, “Baquyết tâm”…đã xuất hiện nhiều CNVCLĐ tiêu biểu được
Đảng, Nhà nước phongtặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là những tấm gương
sáng trong học tập, laođộng sản xuất và chiến đấu.
Ở miền Nam, phong trào công nhân, Công đoàn hoạt động trong điều kiện
vô cùng khó khăn, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố,
đànáp. Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn, đời sống của
CNVCLĐ khó khăn.Trước tình hình đó, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong
nộithành, trong các đồn điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực
lượng,tổ chức cho công nhân đấu tranh.
Ngày 5/11/1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh
số 108-SL/L10 về ban hành Luật Công đoàn đã tạo cơ sở pháp lý, nâng cao vị trí
củatổ chức Công đoàn, củng cố vai trò lãnh đạo của GCCN trong tình hình mới.
Thắnglợi của công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu
phát triểnkinh tế, văn hóa đã tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần xây dựng
và đưa miềnBắc tiến dần lên CNXH, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà, thànhquả đó có đóng góp quan trọng của GCCN và tổ chức Công đoàn
Việt Nam.
Trước những yêu cầu mới, Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam được tổ
chức tại Hà Nội từ ngày 23-27/2/1961 đã quyết định đổi tên “Tổng Liên đoàn
Laođộng Việt Nam” thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Mục tiêu của Đại hội là
“Cáccấp Công đoàn phải phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần
kiệm xâydựng CNXH với năng suất lao động, hiệu quả công tác, phục vụ và
tham gia chiếnđấu, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Tổng Công đoàn Việt Nam tham gia xây dựng một số chế độ, chính sách
bổ sung và sửa đổi về lao động, tiền lương, tiền thưởng. Liên hiệp Công đoàn các
tỉnh,thành phố đã ký kết Nghị quyết liên tịch với cơ quan chính quyền đồng cấp
về việctổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với công nhân viên chức lao
động(CNVCLĐ). Nhiều công đoàn cơ sở đã kịp thời động viên CNVCLĐ thi
đua laođộng, sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Việc thực hiện
quy tắc antoàn lao động, vệ sinh công nghiệp được thực hiện tốt hơn, cải
thiện điều kiện làmviệc cho CNVCLĐ.
Năm 1965 Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam được thành lập đã
không ngừng củng cố và phát triển, vừa tổ chức cho CNVCLĐ các thành phố
13
13
đấutranh, vừa động viên CNVCLĐ vùng giải phóng đẩy mạnh sản xuất phục vụ
chiếnđấu. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và Chiến
dịch HồChí Minh, Công đoàn giải phóng đã vận động CNVCLĐ ở các đô
thị đồng loạt nổidậy, phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần
cùng toàn Đảng, toàndân, toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất Tổ quốc.
5. Phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong những năm cả
nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986)
Đầu năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đã tạo
điềukiện cơ bản để thống nhất tổ chức Công đoàn trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, từ tháng 01/1976 Tổng Công đoàn
Việt Nam và Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam bắt tay vào chuẩn bị
các điềukiện cho việc thống nhất tổ chức Công đoàn của GCCN Việt Nam. Ngày
6/6/1976,Hội nghị Công đoàn toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hồ Chí
Minh đã quyếtđịnh thống nhất Công đoàn hai miền Nam, Bắc thành “Tổng Công
đoàn Việt Nam”.Những năm 1981-1982, Công đoàn đã tiến hành nhiều đợt
tuyên truyền sâurộng trong công nhân, viên chức về tình hình và nhiệm vụ của
đất nước, về chủtrương, chính sách, nhất là các chính sách kinh tế của Đảng và
Nhà nước. Đi đôivới giáo dục chính trị, Công đoàn đã có nhiều cố gắng trong
việc duy trì phong tràohọc bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ; đẩy mạnh các
hoạt động văn hoá, văn nghệquần chúng, thể dục thể thao; công tác báo chí, xuất
bản của Công đoàn đã cónhững tiến bộ mới.
Đại hội lần thứ V Công đoàn Việt Nam tiến hành từ ngày 16-
18/11/1983 đã khẳng định mục tiêu: “Động viên công nhân, lao động thực hiện 3
chương trìnhkinh tế lớn của Đảng, là phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực
phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu”, Đại hội đã Quyết định lấy ngày
28/7/1929 là Ngày thànhlập Công đoàn Việt Nam.
Các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật trong CNVCLĐ đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình
tiêntiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng
và bảovệ Tổ quốc. Công tác phát triển đoàn viên được Công đoàn chú trọng, số
đoàn viênvà Công đoàn cơ sở ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, Công đoàn còn
tham gia vàolĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, đề nghị Nhà nước bổ
sung phụ cấp ốmđau, thai sản, tại nạn lao động, trợ cấp khó khăn…Các chế độ
nghỉ ngơi, tham quandu lịch và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được
duy trì, phát triển.
Trong 10 năm đầu xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
(1975 - 1985), Công đoàn đã phối hợp với chính phủ tìm cách tháo gỡ khó khăn
trong sảnxuất và đời sống, tham gia với xí nghiệp, nhà máy thực hiện Chỉ thị
14
14
25/CP và26/CP của Hội đồng Chính phủ về sản xuất và phân phối các ngành sản
xuất côngnghiệp; phát động phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quảtrong sản xuất; tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ các hiện tượng tiêu
cực, thực hiệnnghiêm luật pháp, chính sách của Nhà nước; thực hiện tốt chủ
trương phát triển mộtsố ngành công nghiệp nặng quan trọng phục vụ phát triển
nông nghiệp, phát triểnsản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, tìm
các biện pháp chăm lo đờisống CNVC.
Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 -
8/7/1984), Nhà nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao
Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam.
6. Phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2021)
Đất nước hòa bình, thống nhất, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại rất
nặng nề chưa được hàn gắn, thêm vào đó, chiến tranh biên giới Tây Nam, biên
giới phíaBắc đã làm cho tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta mất ổn định, đời sống
củaCNVCLĐ và nhân dân gặp muôn vàn khó khăn. Trong điều kiện đó, Đại hội
toànquốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu
sắc, giảiphóng mọi tiềm năng sẵn có, phát triển nhiều thành phần kinh tế, mở
rộng kinh tếđối ngoại, thực hiện ban chương trình kinh tế. Tháng 10/1988, Đại
hội Công đoànViệt Nam lần thứ VII quyết định đổi tên“Tổng Công đoàn Việt
Nam”thành“TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam”.
Công tác Công đoàn và phong trào công nhân đã đạt được kết quả toàn
diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên,
CNVCLĐ. Côngđoàn đã có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều
chương trình hoạt độngmới như: Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ
chức “Tết Sum vầy” chongười lao động; xây dựng các thiết chế công đoàn, góp
phần tháo gỡ những vấn đềbức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá…
cho người lao động (NLĐ). Đãcó nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ
thống chính trị giải quyết những vụ,việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh,
trật tự, quyền lợi, đời sống của côngnhân, viên chức, người lao động. Tổ chức
đối thoại, thương lượng thoả ước laođộng tập thể, góp phần bảo đảm chế độ,
chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi,bảo đảm an sinh xã hội cho người lao
động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinhdoanh, xây dựng quan hệ lao động hài
hoà, ổn định và tiến bộ. Hoạt động tuyêntruyền, giáo dục tạo được sức lan toả
trong hệ thống. Phong trào thi đua yêu nước, trong công nhân, viên chức, lao
động có sự chuyển biến tích cực. Tổ chức côngđoàn ngày càng được củng cố và
phát triển. Công tác tập hợp công nhân, người laođộng đạt nhiều kết quả, số
lượng đoàn viên tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước,xuất hiện nhiều hình thức
tập hợp công nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thànhlập công đoàn cơ sở
15
15
rộng khắp trong các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổchức công đoàn
đang được hoàn thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từngbước được nâng
cao. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hìnhtiên tiến,
công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sảnxuất kinh
doanh, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị,tô thắm
thêm truyền thống vẻ vang của Công đoàn Việt Nam.
Trong thời gian tới, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam đứng
trước thời cơ mới, thách thức mới khi đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu
rộng; khiHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) đượcthực hiện. Vì vậy, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần phát huy
những kết quả đã đạtđược, thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chínhđáng của NLĐ, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải
pháp sau:
Một là, tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ
thựchiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 (khóa X)
vềtiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hai là, chăm lo, làm tốt nhiệm vụ xây dựng giai cấp Công nhân, xứng
đáng làlực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước;chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, và trình độ cách mạng
của giai cấpcông nhân; đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân.
Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công đoàn trong
việctham gia với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên
quanđến NLĐ; thương lượng với người sử dụng lao động và tổ chức tốt việc ký
kết thựchiện thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tốt các tranh chấp lao động,
bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.
Bốn là, chủ động phối hợp với chính quyền phát động sâu rộng và tổ chức
tốtcác phong trào thi đua yêu nước; động viên đông đảo CNVC và NLĐ phát
huyquyền làm chủ đất nước, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh
tế xã hội.
Năm là, xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,
gópphần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia
xâydựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ VIỆT HỒNG - HUYỆN THANH HÀ

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Đình Mười - Phó Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng

Điện thoại: 0988731115

Email: ubndxaviethongth@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 3
Tháng này: 5,376
Tất cả: 196,377